Món Ngon Giảm Cân: tháng 6 2014

giamcan24h

Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân, cảm giác khó chịu, ngứa. Bệnh đau mắt đỏ có thể tự khỏi nhưng tốt nhất là dùng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ sẽ rút ngắn thời gian mắc bệnh. 

Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.

benh-dau-mat-do-va-cach-dieu-tri

Bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị

Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.

Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn. 

Điều trị bệnh đau mắt đỏ:

Với bệnh đau mắt đỏ do virut như virut adeno ở Việt Nam, lời khuyên chủ yếu của bác sĩ với người bệnh là giữ vệ sinh sạch sẽ và chờ bệnh tự khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày vì virus không đáp ứng với kháng sinh.

Theo bác sĩ Hoàng Cương, thì hiện vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị nào dùng cho virut adeno, mặc dù đã có một số báo cáo về việc bệnh đáp ứng tốt với các thuốc Cidofovir và Trifluridine.

Tại Việt Nam, khi bệnh nhân được phát hiện là đau mắt do virut, bác sĩ thường kê đơn thuốc là nước muối sinh lý 0,9%, mỗi ngày nhỏ vài lần, hoặc tốt hơn là nước mắt nhân tạo có tác dụng xoa dịu những khó chịu trên mắt. Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh loại nhỏ như tetracycline 1% để phòng bội nhiễm.

Nói về bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị bác sĩ Mark Evans cho biết:

benh-dau-mat-do-va-cach-dieu-tri

Chẩn đoán và nhỏ thuốc cho bệnh nhân đau mắt đỏ

Thường thì chúng tôi phải chờ để xác định đúng chẩn đoán của bệnh. Chúng tôi cần phải đảm bảo là đau mắt đỏ không do các viêm nhiễm khác mà có thể dẫn đến hậu quả là ảnh hưởng thị lực của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Thường thì chúng tôi kê đơn là thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ. Tôi thích dùng thuốc nhỏ vào mắt vì dễ vào hơn nhưng có những người khác thì ngược lại. Nhưng nên nhớ là luôn rửa tay sạch khi nhỏ thuốc cho trẻ.

Còn theo Bác sĩ Issac Porter thì cho rằng:

Với trẻ lớn thì bảo trẻ ngửa cổ ra sau và nhỏ thuốc đau mắt còn trẻ nhỏ tuổi hơn thì bảo trẻ có thể nằm xuống và nói trẻ nhìn sang phía khác. Ví dụ nếu ta nhỏ vào phía góc phải thì bảo trẻ nhìn sang trái và nhỏ thuốc vào phần ngoài góc phải. Nó cũng phụ thuộc đó là đau mắt do virut hay đau mắt do vi khuẩn. Đau mắt do vi khuẩn thì đáp ứng điều trị nhanh hơn vì vi khuẩn sẽ bị kháng sinh tiêu diệt còn virut phải tự biến mất. Bạn có thể thấy được hiêu quả điều trị ngay sau 24 giờ hoặc chậm nhất là 48 giờ.

Tuy nhiên với những người bị đau mắt đỏ do virut thì chúng ta không có một cách chữa trị cụ thể nào để việc viêm nhiễm khỏi nhanh. Thường là chúng ta để bệnh tự hết, trong khoảng 1 tuần. 

Đối với căn bệnh thường gặp này, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân nhỏ thuốc corticoids tại chỗ nhưng theo bác sĩ Hoàng Cương, việc dùng thuốc này cần hết sức cẩn trọng vì viêm kết mạc do adeno và herpes có triệu chứng giống nhau lúc đầu nhưng trong điều trị đau mắt đỏ do herpes, bác sĩ không dùng corticoids. Việc dùng thuốc corticoids cho đau mắt đỏ do herpes chỉ khiến bệnh nặng thêm nhiều.

Với các trường hợp bệnh nặng bị biến chứng, tức làm ảnh hưởng đến thị lực mắt thì bác sĩ có thể xem xét để làm phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ được tiến hành nếu giảm thị lực do giác mạc bị mờ đục hoặc do loạn thị không đều.
Xử lý khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:

benh-dau-mat-do-va-cach-dieu-tri
Trong trường hợp bệnh nặng có thể làm phẫu thuật

- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).

- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.

- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.

- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.

- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.

- Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...

- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.


0 nhận xét:

4 Cách giảm mỡ bụng vô cùng hiệu quả

Số đo vòng 2 qua lớn khiến bạn tự ti về vóc dáng của mình. Bạn đã tìm hiểu nhiều cách giảm mỡ bụng nhưng nó không đem lại cho bạn sự hiệu quả. Bạn hãy tham khảo cách giảm mỡ bụng nhanh và hiệu quả dưới đây xem sao nhé!

1. Ăn sáng với chuối


Thực đơn giảm cân cấp tốc với chuối vô cùng hiệu quả bởi chuối có tác dụng cân bằng lượng đường trong cơ thể giúp bạn hạn chế tăng cân béo phì, cho vóc dáng luôn thon thả. Hàm lượng chất xơ có trong chuối hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa mỡ thừa hiệu quả nhất là vùng bụng. 

Ưu điểm của cách giảm béo bụng này là bạn có thể ăn chuối thay cho bữa sáng, buổi trưa, buổi tối, có thể ăn thoải mái mà không lo tăng cân. Áp dụng chế độ ăn kiêng này rất đơn giản, chỉ cần ăn một quả chuối hoặc nhiều hơn nếu bạn thích vào buổi sáng. Sau đó, bạn nên uống thêm một ly nước ấm hoặc trà nóng để tránh cảm giác ngán. Kiên trì với chế độ ăn kiêng với chuối này trong vòng 2 tuần là bạn có thể thấy được kết quả rõ rệt.

2. Uống nước chanh

Chất Pectin có trong vỏ chanh có tác dụng giảm hấp thụ lượng đường nhiều nhất, giúp bạn duy trì được mức cân nặng ổn định. Bí mật giảm béo bụng nằm trong các axit có trong chanh, giúp bạn giảm lượng đường hấp thu từ thức ăn. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao trong chanh cũng là tài sản lớn cho bất kì ai muốn giảm cân, thúc đẩy trao đổi chất và điều chỉnh sự cân bằng cho hệ tiêu hóa.


Bạn có thể thực hiện cách giảm cân nhanh nhất trong 3 ngay bằng cách chỉ cần pha loãng nước chanh, không cho đường uống mỗi ngày thay cho nước lọc, bạn vẫn có thể duy trì chế độ ăn hàng ngày và chỉ cần hạn chế ăn vặt là đã bỏ túi được bí quyết giảm béo bụng hiệu quả rồi.

3. Massge bụng bằng muối

Massge bụng bằng muối hột sẽ giúp cơ thể đào thải, loại bỏ các chất độc tố và lượng nước dư thừa trong cơ thể, thúc đẩy sự sinh trưởng làn da mới, làm mếm chất cáu bẩn đồng thời bổ sung muối và chất khoáng làm cho da trở nên mịn màng đẹp hơn và cũng là cách giảm béo bụng hiệu quả.

Sau khi tắm xong lấy thêm một muỗng lớn muối cho vào lòng bàn tay, xoa chà nhẹ nhàng vùng bụng cho đến khi thấy nóng. Cách thực hiện rất đơn giản, trước khi tắm lấy 1 ly muối hột pha với một ít nước nóng thành dạng sệt, đắp lên bụng rồi xoa bóp, massge vùng bụng, sau 10 phút dùng nước ấm rửa sạch.  Bạn nên kiên trì thực hiện hằng ngày mới mang lại hiệu quả cao.

4. Uống nước trà xanh mỗi ngày


Trà xanh được biết đến với tác dụng giảm mỡ, hạn chế béo phì với tác động kép: giảm sự hấp thu chất béo và tăng cường đốt cháy mỡ thừa. Hỗn hợp vitamin, polyphenols và chất chống oxy hóa sẽ cải thiện cân nặng tốt nhất cho người thừa cân, béo phì. Chất caffeine có trong trà xanh có thể nâng cao lượng dịch tiết ra của dạ dày, giúp tiêu hóa nhanh, tăng cường lực phân giải mỡ thừa, đặc biệt là vùng bụng. 

Tốt nhất là bạn nên uống trà xanh 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tốt, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và vận động hợp lý thì việc có được vòng eo thon thả không còn là điều khó khăn nữa.

0 nhận xét:

Bệnh zona thần kinh có lây lan không?

Hỏi: Nếu tôi chưa từng bị bệnh thủy đậu thì có khả năng mắc bệnh zona không ạ. Bác sĩ có thể giải đáp giúp tôi câu hỏi “bệnh zona thần kinh có lây không?”, nếu lây thì nó lây qua đường nào và khả năng lây lan của bệnh như thế nào? 
(Cao Xuân Cường – Đồng Nai)
benh-zona-than-kinh-co-lay-khong

Bệnh zona thần kinh có lây không?

Tư vấn của bác sĩ:

Bệnh Zona, hay còn gọi là bệnh “Giời leo”, là một loại tổn thương ngoài da, rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ. Bệnh zona, có tên khoa học là Herpes zoster, nói đơn giản là mẩn đỏ da gây ra do virut cùng loại virut bệnh thuỷ đậu. Virut gây bệnh này có tên là Varicella zoster. Sau khi bị bệnh thuỷ đậu loại virut này sống trong dây thần kinh của người bệnh.

Trong một số hoàn cảnh nào đó như xúc động, stress, suy giảm miễn dịch (AIDS, hoá trị liệu) hay ung thư, loại virut này sẽ hoạt động trở lại gây nên bệnh zona. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, nguyên nhân hoạt động trở lại của virut vẫn chưa có căn cứ.

Vậy bệnh zona thần kinh có lây không?

Xin trả lời câu hỏi của bạn là bệnh zona có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang những người xung quanh mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu. Thay vì bị zona như người lây truyền thì những người này lại mắc bệnh thuỷ đậu. Và một khi những người này đã mắc bệnh thuỷ đậu thì họ sẽ không bị nhiễm zona từ người khác.

Nếu có trường hợp lây lan thì thường xảy ra ở các đối tượng còn trẻ có sức miễn dịch suy yếu, và khi lây thì nạn nhân bị lây sẽ phát ra bệnh thuỷ đậu chứ không phải là bệnh Zona. Thực tế, trong quá trình điều trị, chúng tôi đã từng gặp những gia đình có bố mẹ bị Zona, con cái của họ, sau thời gian tiếp xúc với bố mẹ trong vòng 1 tuần lễ, thì sẽ phát bệnh thủy đậu nếu bé không được chủng ngừa.

benh-zona-than-kinh-co-lay-khong

Các triệu chứng bệnh zona thần kinh dễ nhận biết

Bệnh zona có thể lây từ người bệnh qua người xung quanh bằng những tiếp xúc thông thường. Theo đó, việc dùng chung khăn mặt, khăn tắm, đồ dùng cá nhân, ngủ chung… với người bệnh có thể khiến bạn bị lây nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, một khi đã bị nhiễm zona, thì họ lại có khả năng bị zona sau này trong cuộc đời. Khi tất cả những mụn nước đã khô, thì không còn khả năng lây được nữa.

Có thể sốt kéo dài 5-7 ngày, sau đó trên nề da đỏ nổi mụn nước, bọng nước trong, nếu bội nhiễm thì sẽ thành mụn mủ đục. Mụn nước, bọng nước mọc thành chùm, trải dọc theo khu vực của dây thần kinh và thường chỉ ở một nửa bên người.

Căn bệnh thường gặp này có thể phát triển thành dịch vào các mùa hè, mùa mưa do tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với những người mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 7-20 ngày. Da ở vùng có dây thần kinh bị nhiễm virus viêm đỏ, đau, có cảm giác rát bỏng kèm theo sưng hạch vùng lân cân. 

Bệnh diễn biến nói chung lành tính, nếu không biến chứng có thể khỏi trong vòng 2-3 tuần, để lại những vết thẫm màu trên da.
B.s Da liễu
Xem thêm:

0 nhận xét:

Các loại rau tốt cho bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ còn cách học sống chung hòa bình với chúng. Các loại rau như bông cải xanh, bí ngô, rau dền, các loại hạt đậu, mướp đắng vô cùng tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm bởi những hệ lụy đáng tiếc do căn bệnh này gây nên, nếu như người bệnh không tự biết điều chỉnh đường huyết của mình ở mức ổn định cho phép. 


Vì vậy chúng ta hãy tự học cách ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường một cách tốt nhất để tránh bị những tai biến nghiêm trọng. Rau quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ. Vậy loại rau nào tốt cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường?


Bông cải xanh: Bông cải xanh là loại rau rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Bông cải xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hoá. Nó cũng giàu crôm, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Sử dụng thực phẩm này cho bệnh nhân tiểu đường trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi.


Mướp đắng: Trong mướp đắng xanh có chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do - một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường. 

Rau dền: Rau dền rất thích hợp với người tiểu đường, kèm theo táo bón vì rau dền giàu Magiê - là chất có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp, táo bón.

Đậu: Chế độ ăn gồm nhiều loại đậu, đỗ có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đậu là nguồn chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn kiêng, nó không những giúp no lâu, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn mà còn ổn định đường huyết sau khi ăn. Chính vì vậy mà đậu làm ổn định được lượng đường trong máu.


Dưa chuột: Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nước ép dưa chuột chứa loại hormone cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Cà rốt: Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.

Măng tây: Măng tây cũng là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose.

Hành tây: Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.

Bí ngô: Theo những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.

Những loại rau người bị bệnh tiểu đường cần phải tránh:

Người bệnh tiểu đường cần tránh hoặc hạn chế sử dụng một số rau quả có hàm lượng carbohydrate cao có thể gây tăng đường máu như: khoai tây, khoai lang, khoai từ, khoai mỡ,… hay một số cây họ đậu tuy không có vị ngọt nhưng có chứa khá nhiều tinh bột cũng là những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên hạn chế. 

Cách trị bệnh tiểu đường tự nhiên

Từ những nguyên nhân bệnh tiểu đường ta có thể rút ra kết luận điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ nhanh chóng giúp người bệnh ổn định đường huyết để phòng ngừa biến chứng.


Vận động hợp lý: Bên cạnh cách trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống thì người bệnh đồng thời phải thực hiện chế độ vận động hợp lý để kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng. Thể dục liệu pháp là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường; làm giảm cân nặng, nên luyện tập thường xuyên hàng ngày với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe… nên tập nhẹ nhàng vừa phải, không nên tập quá sức. Thể dục liệu pháp có thể làm giảm được mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện được tình trạng tim mạch và có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn định đường máu.

Chế độ ăn uống: Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày 4-6 bữa/ngày, không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là ở những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin. Không nên uống rượu bia bởi vì rượu bia có thể ức chế tân tạo đường do đó dễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ăn ít hoặc không ăn. Nên ăn nhạt khi có tăng huyết áp. Nên ăn đúng bữa có thể ăn thêm 1 – 2 bữa phụ.

Bên cạnh bệnh thủy đậu đang ngày một phức tạp thì bạn cũng không nên coi nhẹ các benh thuong gap khác như bệnh sởi, bệnh tiểu đường, bệnh vảy nến, bệnh quai bị, bệnh trĩ....Hãy truy cập website http://benhthuonggap.org để trang bị cho mình những thông tin cần thiết về các loại bệnh giúp bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe!

0 nhận xét:

Triệu chứng và cách chữa bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là gì? Vảy nến là một bệnh thường gặp do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì với triệu chứng xuất hiện các mảng lớn đỏ tía, tróc vảy trên da màu trắng bạc xếp nhiều lớp, dễ tróc, những mảng vảy này thường dày ở khuỷu, đầu gối và da đầu, móng tay và một số nơi khác.

Bệnh thường phát về mùa Đông, ở da đầu và mặt ngoài tứ chi, nặng thì có thể phát ra toàn than, có thể kèm theo sung đau các khớp chân.

Bệnh vảy nến ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe chung nhưng là bệnh dai dẳng hay tái phát nên ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập, thẩm mỹ, lao động và tâm trí người bệnh.

benh-vay-nen-la-gi-trieu-chung-dieu-tri


Triệu chứng bệnh vẩy nến bao gồm:

- Các vẩy này phát triển trên da đầu gọi là bệnh vảy nến da đầu, rồi ở đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều. Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu.

- Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng.

- Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. Và nó liên quan đến các khớp, dễ phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp vẩy nến bao gồm:

benh-vay-nen-la-gi-trieu-chung-dieu-tri

- Các móng tay chân sần sùi, và thay đổi theo hướng xấu đi.

- Các khớp trở nên đau, cứng nhắc, không linh hoạt và yếu đi.

- Làm giảm khả năng vận động

Nếu thấy các dấu hiệu trên thì có đến 80% khả năng bạn mắc bệnh viêm khớp vẩy nến.

Điều trị bệnh vảy nến :

Hiện nay không có trị liệu dứt được bệnh vẩy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời. Có nhiều phương thức trị liệu khác nhau. Điều trị vẩy nên là cả một thách thức với mục đích chính là gián đoạn sự tăng sinh quá nhanh của tế bào biểu bì, giảm viêm da, vẩy nến. Bác sĩ sẽ lựa phương thức thích hợp cho từng bệnh nhân và tùy theo bệnh nặng hay nhẹ. Các phương thức đó là:

benh-vay-nen-la-gi-trieu-chung-dieu-tri

Đây là dấu hiệu mắc bệnh vảy nến mà bạn nên lưu ý

a, Quang trị liệu với ánh sáng mặt trời, các tia tử ngoại B (UBV), quang hóa trị liệu PUVA (Psoralen Plus Ultraviolet A), laser xung nhuộm màu tía (Pulsed Dye Laser).

b, Thuốc thoa ngoài da

Với dạng bệnh nhẹ, thuốc thoa trên da có thể giải quyết vấn đề. Bệnh nặng hơn, cần phối hợp với thuốc uống hoặc chích.

- Nhựa than đá (Coal Tar) được dùng để trị vẩy nến từ thuở xa xưa để giảm viêm ngứa. Thuốc khá công hiệu, ít tác dụng phụ nhưng có mùi khó chịu lại dính quần áo khó coi.

- Thuốc Corticosteroids như Ultravate, Tenovate, Psorcon, rất công hiệu và thường được dùng ở trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình.

- Thuốc Donovex thuộc nhóm Vitamin D tổng hợp làm giảm viêm và ngăn sự tăng sinh tế bào da.

- Thuốc Retinoid từ sinh tố A như Tazorac.

c, Dược Phẩm điều trị bệnh vảy nến

- Retinoid uống (Acitretin), Tegison cho các trường hợp vẩy nến trầm trọng.

- Rheumatrex (Methotrexate). Thuốc này được dùng trong trường hợp bệnh nặng, tái phát và không bớt sau khi dùng các phương thức khác. Thuốc phải do bác sĩ quyết định và theo dõi sau khi đã chẩn định bệnh bằng sinh thiết mô bào. Thuốc có nhiều tác dụng phụ mạnh.

- Dược phẩm sinh học Alefacept (Amevive), etanercept (Enbrel), infliximab (Remicade).

- Neoral (Cycloporine) Thuốc dùng khi bệnh nặng, không thuyên giảm với PUVA, Retinoid hoặc Methotrexate. Thuốc có thể gây ra cao huyết áp và bệnh thận.

Đây là các loại thuốc chích có tác dụng trên tế bào miễn dịch T cell để trị bệnh được nghi là do miền dịch gây ra và được dùng khi các trị liệu khác không thành công.

Vảy nến là tuy là một bệnh thường gặp nhưng hơi khó trị, cần kiên nhẫn. Bác sĩ sẽ chọn lựa thuốc phù hợp với mỗi bệnh  nhân nhưng người bệnh cũng cần hợp tác với bác sĩ và tự chăm sóc bệnh của mình. Chúc bạn luôn vui khỏe!

0 nhận xét:

Cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là do virus Varicella – Zoster virus ( V-Z virus), được tìm thấy trong dịch hầu họng và nước ở các bóng nước. Người là ổ bệnh duy nhất, bệnh lây lan rất mạnh ở mức > 90% cá thể bị nhiễm virus mà chưa có kháng thể sẽ mắc bệnh.


Phòng bệnh thủy đậu như thế nào?

Phát hiện bệnh sớm và cách ly người bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng:

Thời gian cách ly: nghỉ học, nghỉ làm 7 ngày từ lúc bắt đầu phát ban hay khi nốt rạ đã bong vảy.

Dù là bệnh thủy đậu ở trẻ em hay người lớn đều nên ở phòng riêng, sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng.

Thực hiện vệ sinh phòng ở của người bệnh (bàn ghế, tủ giường, đồ chơi…) hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B 2% sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà  phòng. Đặc biệt phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh. 

Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh Thủy đậu. 

Cách chăm sóc bệnh thủy đậu tại nhà


- Với trẻ em cần cắt ngắn các móng tay, đeo bao tay cho trẻ khỏi gải làm vỡ bóng nước;

- Tắm bệnh nhân bằng nước ấm hàng ngày để giữ vệ sinh da, giảm ngứa; có thể dùng uống thêm Clopheniramine để giảm ngứa;

- Không nên làm vỡ các nốt đậu, bôi dung dịch Milian lên nốt đậu ngừa bội nhiễm;

- Hạ nhiệt, giảm đau bằng Paracetamol, tuyệt đối không được dùng Aspirine dể gây ra Hội chứng Reye rất nguy hiểm.

- Bệnh không chỉ xuất hiện nhiều ở trẻ em mà ngay cả người có khả năng miễn dịch tốt, bệnh thủy đậu ở người lớn hay bất kỳ ai đều nên điều trị theo hướng dẫn của Bác sĩ. Trong quá trình điều trị nếu thấy bệnh nhân ho nhiều, khó thở hoặc mệt nhiều, sốt cao, lơ mơ thì cho nhập viện ngay.

Bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?

Thủy đậu rất dễ lây, dễ bùng phát thành dịch: Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc do hít phải dịch tiết mũi họng của người bệnh có trong không khí.

Người bệnh có khả năng lây cho người khác từ 1-2 ngày trước khi phát ban cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn. 

Nên làm gì khi có người thân bị thủy đậu?

Nên đưa bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn xử trí thích hợp, cụ thể như sau:

Để bệnh nhân nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời.

Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 9% (nước muối sinh lý và dung dịch Milian có bán ở nhà thuốc tây)

Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho người bệnh bằng nước ấm. Nên cho người bệnh mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

Cắt móng tay và giữ móng tay trẻ sạch. Có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

Dùng dung dịch Milian chấm lên các nốt phỏng nước (tốt nhất là khi các nốt phỏng nước đã vỡ).

Cho trẻ uống Paracetamol để hạ sốt nếu trẻ sốt cao (không được dùng thuốc Aspirine)

Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả (cam, chanh)

Thủy đậụ là một căn bệnh thường gặp không chỉ ở trẻ em mà ngay cả người lớn, bệnh thường trở nên nguy hiểm hơn với nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài thủy đậy thì chúng ta cũng không thể coi nhẹ các bệnh khác như bệnh sởi, bệnh trĩ, tiểu đường, cao huyết áp….Hãy bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết về các loại bệnh để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân nhé!

1 nhận xét: