Bà bầu bị táo bón khi mang thai

giamcan24h

Bà bầu bị táo bón khi mang thai

Bà bầu khi mang thai vất vả đủ bề và táo bón là một trong những vấn đề nan giải mà các bà bầu gặp phải. Vậy bị táo bón khi mang thai phải làm thế nào, nên ăn gì thì tốt? Cùng tìm hiểu để chăm sóc mẹ bầu tốt hơn nhé!

Những tác hại khi bà bầu bị táo bón

- Khi đó, bà bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sảy thai.

- Bị táo bón khi mang thai khiến người mẹ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đó là do chất thải và khí đọng lại trong ruột làm đầy bụng, khó chịu, buồn nôn… Từ đó, mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

- Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol… trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

tao-bon-khi-mang-thai-phai-lam-sao

Táo bón khi bầu bí  nên sao thế nào

Vậy bị táo bón khi mang thai phải làm thế nào?

- Uống nhiều nước: Nước chính là “một loại thuốc nhuận tràng” cực kì thích hợp.

- Dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ sẽ cung cấp nhiều thức ăn thô cho hệ tiêu hoá và tránh bệnh táo bón. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý ăn chậm, nhai thật kĩ khi ăn và nên chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa lớn/ngày.

- Tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cola và chất cồn vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.

- Kiên trì và đều đặn đi toilet: Mỗi ngày, bạn nên kiên nhẫn tạo cho mình thói quen ngồi toilet vào một giờ cố định (nên chọn thời điểm buổi sáng). Có thể lúc đó bạn không “buồn” nhưng nên ngồi thư giãn tinh thần và tập trung vào “chuyện bạn muốn thải độc ra ngoài”, trong vòng 30 phút. Bạn không nên cố "rặn" vì điều này gây ảnh hưởng xấu đến thai.

- Massage nhẹ nhàng: Massage giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tiêu hóa.

- Không cố nhịn khi muốn đi vệ sinh: Khi nhịn đi vệ sinh, người mẹ sẽ làm tăng nguy cơ bị “táo” và cũng tăng nguy cơ bị trĩ.

- Tuyệt đối không tự dùng thuốc: Hãy thận trọng và cân nhắc xem có nên sử dụng thuốc điều trị táo bón không và phải tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước.

- Đối với một số người, viên sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày, nóng ngực và chứng táo bón. Để chống táo bón bạn nên chọn thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như sắt fumarat hay sắt gluconat, vì sắt hữu cơ sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn sắt vô cơ (sắt sunfat) và giảm được tác dụng phụ như kích ứng đường tiêu hóa hay táo bón. Thêm vào đó một số thai phụ khi uống sắt còn có cảm giác lợm giọng, buồn nôn, rất khó uống do mùi vị khó chịu.

- Tập thể dục đều đặn: Thói quen thiếu vận động có khả năng thúc đẩy bạn bị “táo” nhiều hơn. Vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón, đặc biệt là khi tính chất công việc của bạn phải ngồi nhiều. Một số động tác yoga dành cho bà bầu cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc ngừa chứng táo bón.

Bà bầu bị táo bón nên ăn một số thức ăn sau:

tao-bon-khi-mang-thai-phai-lam-sao

Bị táo bón khi mang thai phải làm thế nào?

Khoai lang

Khoai lang là loại thực phẩm dân dã, rẻ tiền đồng thời là một món ăn có tác dụng nhuận tràng, rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh táo bón, là bài thuốc điều trị táo bón hữu hiệu. Khoai lang có chứa rất ít chất béo và không có cholesterol nên rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Các mẹ có thể luộc ăn hay nấu canh cũng rất ngon.

Đu đủ chín

Đu đủ chín có khả năng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giúp ngăn ngừa táo bón. Đu đủ là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa papain, một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón.

Rong biển


Trong rong biển có thành phần Alga alkane mannitol, là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột, giúp ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi. Rong biển là thực phẩm giúp bà bầu ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy quá trình bài tiết hữu hiệu.

Chuối

Loại trái cây vô cùng phổ biến và quen thuộc khác đó là chuối. Chuối cũng là loại thực phẩm rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón cho bà bầu. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối (lưu ý là chỉ nên ăn chuối chín) khi bụng trống không hoặc chuối được nấu chín (cả vỏ), có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.

Bí đỏ
tao-bon-khi-mang-thai-phai-lam-sao-2

Bà bầu bị táo bón khi mang thai nên ăn nhiều bí đỏ

Bí đỏ là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin A, E, C và B6, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở bà bầu. Bên cạnh đó, bí đỏ còn là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, giúp nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Cà rốt

Cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Nếu bà bầu bị táo bón khi mang thai chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.

Táo


Táo là loại trái cây không thể bỏ qua ở bà mẹ mang thai, do có táo có chứa rất nhiều các khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan, lưu huỳnh và pectin. Ngoài ra, táo chứa chất xơ không hòa tan, chống căn bệnh thường gặp táo bón khi mang thai cho bà bầu và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol.

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

1 nhận xét: