Đề phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ vào mùa

giamcan24h

Đề phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ vào mùa

Một số biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ dễ nhận biết như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, loét miệng, nổi ban trên da...Nếu xuất hiện những dấu hiệu này cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định bệnh và có biện pháp chữa trị đúng đắn.

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra đối với trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt bệnh tập trung vào các bé dưới 3 tuổi. Bệnh diễn ra vào 2 đợt trong năm là từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 10 đến tháng 12. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Các biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ dễ nhận biết

- Biểu hiện sớm nhất của bệnh tay chân miệng ở trẻ là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi. Trong 1 – 2 ngày sẽ xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bóng nước.

bieu-hien-benh-tay-chan-mieng

Nổi ban trên da - biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ

- Nổi ban trên da: Sau khi xuất hiện vét loét trong miệng, những nốt nhỏ màu đỏ sẽ nỏi dưới da trẻ. Nhất là ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông và háng. Những nốt này có kích thước khoảng 2-5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.

- Ở miệng có dạng vết loét, có đường kính từ 4 – 8mm với một số trẻ thì sau 1 hoặc 2 ngày, đã xuất hiện triệu chứng loét miệng. Các nốt đỏ mọc trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má. Thường sẽ có từ 5-10 vết trong miệng khiến cho trẻ khó ăn, uống và nuốt. Trẻ rất khó chịu và quấy khóc. Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng này sẽ hết trong vòng 5-7 ngày.

- Trong giai đoạn cấp, ngoài những dấu hiệu trên, đôi khi bệnh kèm theo triệu chứng như hạch ở cổ, hạch dưới hàm, ho, sổ mũi, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

- Trẻ có thể tử vong hoặc hồi phục sau một thời gian điều trị nhưng vẫn còn những rối loạn tâm thần kinh kéo dài.

- Trong giai đoạn diễn tiến, khi siêu vi gây bệnh xâm nhập hệ thần kinh trung ương, sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ, li bì, mê sảng hay co giật.

- Bệnh nếu bị nhẹ thì không gây sốt và có thể tự khỏi sau 5-7 ngày, nếu nặng thì gây sốt, nôn, hay tiêu chảy. Những trường hợp nặng bệnh nhân thường nôn nhiều hoặc rối loạn vận mạch, khiến trẻ quấy khóc. Ngoài ra, nó có thể ảnh hưởng đến não làm trẻ bị co giật hoặc run chi.

Phân độ lâm sàng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trẻ bị tay chân miệng độ 1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.

Trẻ bị tay chân miệng độ 2

* Tay chân miệng độ 2a: có một trong các dấu hiệu sau:

+ Trẻ có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám
+ Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 390C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

* Tay chân miệng độ 2b: có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 :

Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau:

- Giật mình ghi nhận lúc khám.
- Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần / 30 phút.
- Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau:
+ Ngủ gà
+ Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt)
+ Sốt cao ≥ 39oC không đáp ứng với thuốc hạ sốt

Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau:

- Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
- Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
- Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
- Yếu chi hoặc liệt chi.

Tay chân miệng độ 3: Trẻ có các dấu hiệu sau:

bieu-hien-benh-tay-chan-mieng

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng độ 3 ở trẻ

- Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
- Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng).
- Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
- HA tăng.
- Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
- Tăng trương lực cơ.

Tay chân miệng độ 4: có một trong các dấu hiệu sau:

- Sốc.
- Phù phổi cấp.
- Tím tái, SpO2 < 92%.
- Ngưng thở, thở nấc.

Trẻ bị tay chân miệng độ 1 và độ 2 là thể nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Tay chân miệng độ 3, độ 4 là thể nặng và bắt buộc phải vào bệnh viện cấp cứu và điều trị. Những triệu chứng sớm nhất của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là nổi hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân.

Nếu trẻ không có những biến chứng nói trên thì có thể điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa. Trong trường hợp ngược lại thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Hiện nay bệnh vẫn chưa có vắc xin đặc trị để phòng ngừa. Vì vậy, cách phòng bệnh tay chân miệng tốt nhất hiện nay là đảm bảo vệ sinh trong ăn uống:

– Không nên cho trẻ bị bệnh đến trường học hay các nơi công cộng.
– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
– Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong gia đình và đồ chơi của trẻ.
– Che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi.
– Bảo đảm chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ.
– Không dùng chung đồ ăn uống.

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: